Hiện nay, việc đảm bảo an ninh cho ngôi nhà của bạn không còn là một lựa chọn mà trở thành một điều cần thiết. Một trong những giải pháp toàn diện và tối ưu chính là hệ thống báo động. Hệ thống báo động không chỉ nâng cao khả năng bảo mật, nó còn đem đến sự an tâm và nhiều lợi ích khác cho các thành viên trong gia đình. Vậy, hệ thống báo động là gì, và cụ thể nó hoạt động ra sao? Hãy cùng FIBARO VN tìm hiểu thông qua bài viết này.
Hệ thống báo động là gì?
Hệ thống báo động là một tập hợp các thiết bị cảnh báo và cảm biến được thiết kế nhằm phát hiện những thay đổi bất thường của môi trường hay đột nhập trái phép vào khu vực được bảo vệ. Khi hoạt động, các cảm biến liên tục quét môi trường xung quanh để xác định những sự kiện bất thường (ví dụ chuyển động, cửa mở trái phép). Khi phát hiện sự cố, hệ thống sẽ ngay lập tức kích hoạt thiết bị cảnh báo như còi hú, đèn báo động, hay gửi cảnh báo đến điện thoại của chủ nhà.
Phương thức hoạt động của hệ thống báo động
Về cơ bản, một hệ thống báo động hoạt động theo nguyên lý ba bước:
Phát hiện dấu hiệu bất thường, khả nghi
Các cảm biến được bố trí ở những điểm trọng yếu (cửa ra vào, lối đi, ban công, nhà bếp…), liên tục theo dõi sự thay đổi trong môi trường. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như chuyển động, cửa bị mở, các cảm biến sẽ gửi tín hiệu.
Xử lý, đánh giá tình huống
Trung tâm điều khiển (có thể là bảng điều khiển truyền thống hoặc hub nhà thông minh) nhận tín hiệu từ các cảm biến và ngay lập tức đánh giá tính chất tình hình, đưa ra quyết định tiếp theo.
Cảnh báo cho người sử dụng
Khi xác định có dấu hiệu bất thường của môi trường hay của người lạ, hệ thống sẽ kích hoạt các phương thức cảnh báo. Các thiết bị như còi hú, đèn báo động sẽ hoạt động gây chú ý. Thông báo sẽ được gửi về điện thoại di động của chủ nhà ngay lập tức dù ở bất cứ đâu.
Hệ thống báo động bao gồm những loại cảm biến nào?
Cảm biến chịu trách nhiệm trong việc phát hiện các sự thay đổi bất thường của môi trường. Tùy vào thiết kế và mục đích sử dụng của hệ thống, nhà sản xuất sẽ chọn tích hợp các loại cảm biến khác nhau. Một số loại cảm biến phổ biến hiện nay bao gồm:
Cảm biến chuyển động
Phát hiện xâm nhập dựa trên sự chuyển động. Chúng thường sử dụng công nghệ hồng ngoại (PIR) để “cảm nhận” thân nhiệt của con người hoặc vật nuôi. Đây là loại cảm biến cơ bản, gần như bắt buộc trong mọi hệ thống báo động.
Cảm biến cửa/cửa sổ
Phát hiện khi cửa hoặc cửa sổ bị mở trái phép. Chúng thường bao gồm hai phần gắn cạnh nhau, khi tách rời sẽ kích hoạt cảm biến.
Cảm biến khói
Cảm biến khói là thiết bị được thiết kế để phát hiện sự xuất hiện bất thường của khói trong không khí. Khi nồng độ khói vượt quá ngưỡng an toàn, cảm biến sẽ gửi tín hiệu kích hoạt các phương thức cảnh báo trong hệ thống báo động.
Cảm biến nhiệt độ
Cảm biến nhiệt độ có khả năng đo lường nhiệt độ của môi trường xung quanh và chuyển đổi thành tín hiệu. Trong hệ thống báo động, khi giá trị nhiệt độ đo được vượt quá ngưỡng an toàn (do người dùng cài đặt), cảm biến sẽ gửi tín hiệu kích hoạt các thiết bị cảnh báo.
Cảm biến mực nước
Thường được lắp đặt tại nhà tắm, tầng hầm, hoặc những nơi tiềm ẩn nguy cơ ngập úng nhằm phát hiện, cảnh báo sớm.
Cảm biến rò rỉ khí gas
Cảm biến rò rỉ khí gas là loại chuyên dụng nhằm phát hiện rò rỉ khí gas. Khi nồng độ khí gas vượt qua ngưỡng an toàn, thiết bị sẽ ngay lập tức kích hoạt hệ thống báo động, giảm thiểu nguy hiểm cho gia đình.
Cảm biến vỡ kính
Đưa ra cảnh báo khi phát hiện âm thanh đặc trưng của kính vỡ. Loại cảm biến này thường được sử dụng ở các cửa hàng trưng bày, hoặc những nơi có nhiều cửa kính.
Các hình thức báo động của hệ thống cảm biến
Báo động âm thanh
Còi báo động là phương pháp cơ bản và truyền thống nhất, tạo ra âm thanh với cường độ lớn nhằm mục đích:
- Thu hút sự chú ý của những người xung quanh, gây áp lực cho kẻ trộm.
- Tạo ra sự khó chịu tâm lý, buộc kẻ trộm phải nhanh chóng rời khỏi hiện trường.
Báo động bằng ánh sáng
Đèn nháy chuyên dụng phát ra các chớp sáng có cường độ mạnh, tần số cao, vừa thu hút sự chú ý, vừa gây khó chịu, mất phương hướng cho kẻ gian.
Với kịch bản thông minh, hệ thống báo động có thể bật tắt các đèn trong nhà một cách liên tục để tạo hiệu ứng thị giác mạnh, cảnh báo cho những người xung quanh.
Báo động qua các thiết bị
Gửi thông báo về điện thoại là phương thức cảnh báo không thể thiếu trong một hệ thống hiện đại. Chủ nhà sẽ ngay lập tức nhận tin nhắn, cuộc gọi báo động dù ở bất kỳ đâu, cho phép phản ứng kịp thời.
Nhiều dịch vụ lắp đặt hệ thống báo động cung cấp cả dịch vụ kết nối với trung tâm an ninh theo dõi 24/7, tăng cường thêm một lớp bảo vệ cho gia đình hay cơ sở kinh doanh.
Lợi ích của hệ thống báo động
Nâng cao hệ thống an ninh, phòng chống đột nhập
Các loại cảm biến liên tục theo dõi sự thay đổi môi trường. Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường (chuyển động, cửa mở trái phép,…) hệ thống ngay lập tức báo động giúp gia chủ có biện pháp xử lý kịp thời.
Còi hú, đèn báo động gây chú ý, đồng thời thông báo gửi về điện thoại giúp chủ nhà và các lực lượng chức năng có phản ứng nhanh chóng, kẻ gian thường sẽ bỏ đi khi có báo động.
Việc phát hiện xâm nhập ngay từ đầu, kịp thời ứng cứu qua đó cũng giúp hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất về cả vật chất và sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
Cảnh báo các nguy cơ cháy nổ, rò rỉ khí gas, rò rỉ nước
Ngoài trộm cắp, cháy nổ hay các sự cố về khí gas, nước cũng là mối nguy hiểm thường trực rập rình bên trong chính ngôi nhà của chúng ta. Một hệ thống báo động hiện đại với các cảm biến được lắp đặt thông minh sẽ trở thành “người lính canh” luôn cảnh giác để phát hiện những nguy hiểm này.
Nâng cao trải nghiệm nhà thông minh
Trong hệ sinh thái nhà thông minh, hệ thống báo động mở rộng thêm nhiều tính năng tự động hóa: bật đèn khi có cảnh báo, gửi hình ảnh từ camera an ninh về điện thoại để xác minh tình huống,…
Thêm vào đó, hệ thống báo động cũng tạo ra các kịch bản đa dạng như cảnh báo cháy tự động ngắt gas, hệ thống tự mở cửa nếu cần hỗ trợ từ lực lượng cứu hoả hay các lợi ích đa dạng khác.
Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống báo động
Xác định nhu cầu
Trước khi lắp đặt, bạn cần cân nhắc mục đích lắp đặt hệ thống báo động của mình là gì? (Chống trộm, phát hiện cháy nổ, tích hợp nhà thông minh,…) Việc xác định rõ mục đích sẽ giúp bạn lựa chọn loại thiết bị và kịch bản hệ thống báo động phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Việc xác định nhu cầu này sẽ còn phụ thuộc vào diện tích và thiết kế nhà của bạn. Không gian rộng, nhiều lầu, có ban công, hay những điểm đặc biệt đều sẽ ảnh hưởng tới số lượng và chủng loại cảm biến cần thiết. Bên cạnh đó, nếu đối tượng sử dụng có trẻ em và người già hay vật nuôi, bạn cũng cần cân nhắc các phương thức báo động, thiết kế hệ thống sao cho thân thiện và dễ sử dụng.
Chi phí lắp đặt
Chi phí lắp đặt hệ thống báo động sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, một số yếu tố bạn có thể tham khảo như:
- Loại, số lượng thiết bị: Hệ thống càng phức tạp, tích hợp nhiều loại cảm biến hiện đại, chi phí sẽ càng cao.
- Có dây hay không dây: Hệ thống báo động có dây thường cần thêm chi phí đi dây, công thợ,…
- Dịch vụ lắp đặt: Mỗi nhà cung cấp sẽ có các gói dịch vụ, chính sách giá khác nhau.
Chọn nhà cung cấp uy tín
Lựa chọn một nhà cung cấp hệ thống báo động uy tín là điều vô cùng quan trọng, một nhà cung cấp các thiết bị cho hệ thống báo động sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn như:
- Chất lượng sản phẩm: Các thiết bị phải đảm bảo độ nhạy, ổn định, xuất xứ rõ ràng. Điều này tránh tình trạng báo động giả gây phiền toái.
- Dịch vụ chuyên nghiệp: Đội ngũ tư vấn có chuyên môn, hỗ trợ khảo sát để đưa ra giải pháp tối ưu về thiết bị lẫn vị trí lắp đặt.
- Hậu mãi tốt: Trong quá trình sử dụng, việc phát sinh các câu hỏi hoặc trục trặc là không thể tránh khỏi. Một nhà cung cấp uy tín sẽ có hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng, chính sách bảo hành rõ ràng.
Kết luận
Hệ thống báo động hiện đại đóng vai trò thiết yếu nhằm mang đến không gian sống an toàn hơn, an tâm hơn cho mỗi người, mỗi gia đình, bảo vệ bạn trước các nguy cơ trộm cắp, cháy nổ, rò rỉ nước, rò rỉ khí gas hay các cảnh báo khác.
Việc trang bị hệ thống báo động không đơn giản là mua các thiết bị, mà còn cần đến sự tư vấn chuyên nghiệp, thiết lập giải pháp toàn diện, phù hợp với từng nhu cầu riêng biệt.
Liên hệ với FIBARO Việt Nam để được tư vấn miễn phí Hotline: 0913 699 545 hoặc Email: xuantuat.vu@kimsontien.com. Chúng tôi, với tư cách là nhà cung cấp giải pháp an ninh, nhà thông minh hàng đầu thế giới, luôn sẵn lòng hỗ trợ khách hàng xây dựng “hàng rào phòng thủ” kiên cố, đem lại sự an tâm tuyệt đối. Bằng việc áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất, đội ngũ chuyên nghiệp hàng đầu, FIBARO cam kết mang đến chất lượng dịch vụ và sản phẩm tốt nhất cho mọi khách hàng.
Những câu hỏi thường gặp về hệ thống báo động
- Có thể tự lắp đặt hệ thống báo động được không?Việc tự lắp đặt hệ thống báo động cơ bản là khả thi, tuy nhiên cần có kiến thức kỹ thuật nhất định. Đối với các hệ thống phức tạp hoặc cần độ tin cậy cao, khuyến nghị bạn nên sử dụng dịch vụ lắp đặt chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
- Chi phí lắp đặt hệ thống báo động chống trộm khoảng bao nhiêu?Chi phí lắp đặt hệ thống báo động chống trộm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện tích nhà, độ phức tạp của hệ thống, loại thiết bị lựa chọn, và gói dịch vụ. Bạn nên liên hệ trực tiếp với các nhà cung cấp như FIBARO Việt Nam để nhận báo giá chính xác và tư vấn giải pháp phù hợp.
- Hệ thống báo động có hoạt động khi mất điện không?Các hệ thống báo động hiện đại thường được trang bị pin dự phòng vì vậy có thể đảm bảo khả năng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định khi nhà mất điện. Thời gian này sẽ phụ thuộc vào dung lượng pin cũng như mức tiêu thụ của hệ thống.
- Hệ thống báo động có thể kết nối với điện thoại thông minh không?Có. Các hệ thống báo động hiện đại cho phép kết nối với điện thoại thông minh, giúp bạn nhận thông báo tức thời dù đang ở bất kỳ đâu. Bạn cũng có thể điều khiển, kiểm tra trạng thái hệ thống từ xa qua ứng dụng chuyên dụng.
Last Updated on 04/04/2024 9:59 sáng by