Cảm biến hồng ngoại là gì? Phân loại, cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Ngày Đăng  

28/03/2024

    Thời Gian  

8:34 sáng

    Người Đăng  

Vũ Xuân Tuất

Cảm biến hồng ngoại là một công nghệ phổ biến được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, từ thiết bị điện tử gia dụng, hệ thống an ninh, y tế, cho đến công nghiệp và quân sự. Trong bài viết này, FIBARO Việt Nam sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về cảm biến hồng ngoại bao gồm định nghĩa, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các ứng dụng của nó trong cuộc sống của chúng ta.

cảm biến hồng ngoại

Mục lục hiện

Cảm biến hồng ngoại là gì?

Cảm biến hồng ngoại là một thành phần quang điện nhạy với bức xạ, có độ nhạy phổ trong dải bước sóng hồng ngoại từ 780 nm đến 50 µm. Cảm biến hồng ngoại hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các bộ dò chuyển động, được ứng dụng trong các tòa nhà, văn phòng, nhà ở để bật đèn hoặc trong hệ thống báo động để phát hiện người đột nhập. Trong một phạm vi góc xác định, các phần tử cảm biến này phát hiện sự thay đổi về bức xạ nhiệt (bức xạ hồng ngoại) do sự chuyển động của con người qua lại. (1)

cảm biến hồng ngoại là gì
Cảm biến hồng ngoại là gì

Lợi ích của cảm biến hồng ngoại

Đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống hiện đại, cảm biến hồng ngoại mang lại các lợi ích bao gồm:

  • Độ nhạy cao cho phép phát hiện chuyển động và hiện diện một cách chính xác
  • Phạm vi hoạt động rộng
  • Tiết kiệm năng lượng
  • Giá thành hợp lý
  • Dễ dàng lắp đặt và sử dụng

1. Độ nhạy cao cho phép phát hiện chuyển động và hiện diện một cách chính xác

Cảm biến hồng ngoại, đặc biệt là loại cảm biến hồng ngoại thụ động (PIR), nổi bật với độ nhạy cao, cho phép chúng phát hiện chuyển động và sự hiện diện của con người, động vật hoặc vật thể một cách chính xác.

Khả năng này cho phép các thiết bị được trang bị cảm biến hồng ngoại nhìn thấy những thay đổi trong môi trường xung quanh, mà mắt thường không thể nhận biết được.

Ví dụ, trong các hệ thống an ninh, cảm biến hồng ngoại được sử dụng nhằm phát hiện đột nhập trái phép, kích hoạt báo động và gửi thông báo đến gia chủ để phản ứng kịp thời.

2. Phạm vi hoạt động rộng

Cảm biến hồng ngoại có thể phát hiện chuyển động hoặc sự hiện diện của vật thể trong phạm vi từ vài centimet đến hàng chục mét. Phạm vi hoạt động rộng giúp cho sensor hồng ngoại trở nên linh hoạt và có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ví dụ, cảm biến hồng ngoại được sử dụng trong điều khiển từ xa của tivi có phạm vi hoạt động vài mét, trong khi cảm biến hồng ngoại được sử dụng trong hệ thống an ninh có thể phát hiện chuyển động trong phạm vi lên đến 20 mét hoặc hơn.

3. Tiết kiệm năng lượng

Cảm biến hồng ngoại đóng góp đáng kể vào việc giảm thiểu lãng phí năng lượng. Cảm biến PIR hoạt động dựa trên nguyên lý phát hiện sự thay đổi bức xạ hồng ngoại. Điều này có nghĩa là cảm biến chỉ tiêu thụ năng lượng khi phát hiện chuyển động, và sẽ tự động chuyển sang chế độ chờ khi không có chuyển động.

Chính lý do trên, cảm biến PIR được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị như đèn cảm ứng, hệ thống an ninh, giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả và giảm thiểu chi phí cho người dùng.

4. Giá thành hợp lý

Cảm biến hồng ngoại thường có chi phí sản xuất thấp hơn so với các cảm biến khác. Điều này giúp làm giảm giá thành của sản phẩm và dễ dàng tiếp cận người dùng. Vì vậy, cảm biến hồng ngoại được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ các thiết bị gia dụng phổ thông như điều khiển từ xa, đèn cảm ứng, cho đến các hệ thống an ninh, thiết bị y tế, và công nghiệp.

5. Dễ dàng lắp đặt và sử dụng

Cảm biến hồng ngoại được thiết kế để dễ dàng lắp đặt và sử dụng, ngay cả đối với những người không am hiểu về kỹ thuật.

Hầu hết các cảm biến hồng ngoại đều có kích thước nhỏ gọn, kèm theo hướng dẫn sử dụng chi tiết, giúp bạn dễ dàng lắp đặt chúng ở vị trí mong muốn. Đặc biệt, nhiều loại cảm biến hồng ngoại hiện nay sử dụng kết nối không dây, loại bỏ sự rườm rà của dây cáp.

Cấu tạo của cảm biến hồng ngoại

Dù là loại chủ động hay thụ động, cảm biến hồng ngoại đều có những thành phần chính sau:

  • Bộ phát hồng ngoại
  • Bộ thu hồng ngoại
  • Mạch xử lý tín hiệu

Dưới đây là mô tả chức năng cấu tạo cảm biến hồng ngoại.

Bộ phậnMô tả chức năng
Bộ phát hồng ngoạiBộ phận này có nhiệm vụ phát ra tia hồng ngoại. Trong cảm biến hồng ngoại chủ động, bộ phát hồng ngoại liên tục phát ra tia hồng ngoại, trong khi ở cảm biến thụ động, bộ phát hồng ngoại chỉ hoạt động khi cần thiết.
Bộ thu hồng ngoạiBộ thu hồng ngoại có nhiệm vụ nhận tia hồng ngoại phản xạ từ vật thể. Nó chuyển đổi năng lượng bức xạ hồng ngoại thành tín hiệu điện.
Mạch xử lý tín hiệuMạch xử lý tín hiệu nhận tín hiệu điện từ bộ thu hồng ngoại, khuếch đại và xử lý tín hiệu để tạo ra tín hiệu đầu ra. Mạch xử lý tín hiệu cũng có thể thực hiện các chức năng khác như lọc nhiễu, điều chỉnh độ nhạy, và truyền tín hiệu không dây.

Phân loại cảm biến hồng ngoại

Dựa trên cách thức hoạt động, cảm biến hồng ngoại được chia thành hai loại chính là: cảm biến hồng ngoại chủ động và cảm biến hồng ngoại thụ động.

1. Cảm biến hồng ngoại chủ động

Cảm biến hồng ngoại chủ động hoạt động bằng cách phát ra tia hồng ngoại vào môi trường và phát hiện tia hồng ngoại phản xạ từ vật thể. Bộ phận phát ra tia hồng ngoại trong cảm biến thường là một loại đèn LED đặc biệt, được gọi là diode phát quang hồng ngoại (IRED). Ngược lại, bộ phận thu nhận tia hồng ngoại phản hồi thường là một photodiode hoặc phototransistor. Các bộ phận này có khả năng phát hiện và chuyển đổi ánh sáng từ hồng ngoại thành tín hiệu điện. (2)

cảm biến hồng ngoại chủ động
Mạch cảm biến hồng ngoại chủ động

Ưu điểm của sensor hồng ngoại chủ động là có độ chính xác cao và có phạm vi hoạt động rộng, tuy nhiên lại tiêu thụ năng lượng cao do phải liên tục phát ra tiếng hồng ngoại. Ngoài ra loại cảm biến này cũng dễ bị ảnh hưởng bởi sáng từ môi trường có nguồn sáng mạnh, gây ra tình trạng nhiễu.

Cảm biến hồng ngoại chủ động thường được ứng dụng trong việc:

  • Đo khoảng cách bằng cách tích hợp cảm biến trên ô tô, robot, máy bay không người lái,…
  • Tích hợp vào cảm biến cửa tự động và hệ thống an ninh để thực hiện chức năng phát hiện vật cản.

2. Cảm biến hồng ngoại thụ động (PIR)

Cảm biến hồng ngoại thụ động (PIR) hoạt động bằng cách phát hiện bức xạ hồng ngoại phát ra từ các vật thể có nhiệt độ, chẳng hạn như con người, động vật. Đặc điểm của loại cảm biến này là không phát ra tia hồng ngoại, vì vậy không tiêu tốn nhiều năng lượng. (3)

cảm biến hồng ngoại thụ động
Mạch cảm biến hồng ngoại thụ động

Cảm biến hồng ngoại PIR có ưu điểm vượt trội hơn so với cảm biến chủ động là tiết kiệm năng lượng và ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng từ môi trường. Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng loại cảm biến này cũng có những hạn chế nhất định về độ chính xác và phạm vi hoạt động khi so sánh với cảm biến chủ động.

Lĩnh vực ứng dụng phổ biến của cảm biến hồng ngoại PIR là trong các thiết bị điện và hệ thống an ninh gia đình, ví dụ như:

  • Đèn cảm ứng, hệ thống an ninh, báo động chống trộm phát hiện chuyển động.
  • Điều khiển tự động bật/tắt đèn điều hoà,… khi có người di chuyển.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến hồng ngoại

Cảm biến hồng ngoại hoạt động dựa trên việc phát hiện và xử lý bức xạ hồng ngoại. Tuy nhiên, về cơ bản, nguyên lý của cảm biến hồng ngoại được chia thành hai loại chính: chủ động và thụ động, mỗi loại có nguyên lý hoạt động riêng biệt.

1. Nguyên lý hoạt động của cảm biến hồng ngoại chủ động

Cảm biến hồng ngoại chủ động hoạt động dựa trên nguyên lý phát hiện sự thay đổi của chùm tia hồng ngoại khi gặp vật cản. Chùm tia này, được phát ra từ một diode phát quang hồng ngoại (IRED), sẽ bị phản xạ một phần năng lượng khi gặp bất kỳ vật thể nào trên đường đi của nó. Bộ thu hồng ngoại (photodiode hoặc phototransistor) sẽ thu nhận tia phản xạ này và chuyển đổi nó thành tín hiệu điện.

nguyên lý hoạt động của cảm biến hồng ngoại chủ động
Nguyên lý hoạt động của cảm biến hồng ngoại chủ động

Mạch xử lý tín hiệu sẽ phân tích tín hiệu điện, dựa vào thời gian tia hồng ngoại đi và về để tính toán khoảng cách đến vật thể. Ngoài ra, cảm biến IR cũng có thể phát hiện vật cản bằng cách phân tích cường độ của tia phản xạ.

2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến hồng ngoại thụ động (PIR)

Cảm biến hồng ngoại thụ động (PIR) không phát ra tia hồng ngoại như loại cảm biến chủ động. Thay vào đó, chúng được thiết kế để nhận biết sự thay đổi nhiệt độ trong vùng quét. Cảm biến PIR không phát ra tia hồng ngoại, mà sử dụng một phần tử cảm biến pyroelectric để phát hiện bức xạ hồng ngoại từ môi trường xung quanh.

nguyên lý hoạt động của cảm biến hồng ngoại thụ động
Nguyên lý hoạt động của cảm biến hồng ngoại thụ động

Khi có vật thể di chuyển vào vùng quét của cảm biến, lượng bức xạ hồng ngoại thay đổi, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ trên bề mặt cảm biến pyroelectric. Sự chênh lệch nhiệt độ này được chuyển đổi thành tín hiệu điện bởi mạch xử lý tín hiệu, từ đó kích hoạt cảm biến.

Cách lựa chọn cảm biến hồng ngoại phù hợp

1. Xác định nhu cầu sử dụng cảm biến hồng ngoại

Đầu tiên, bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng của cảm biến hồng ngoại. Bạn muốn sử dụng cảm biến để phát hiện chuyển động, đo khoảng cách, điều khiển thiết bị, hay ứng dụng khác?

Tiếp đến là môi trường lắp đặt. Cảm biến sẽ được lắp đặt trong nhà hay ngoài trời? Môi trường có ánh sáng mạnh hay nhiều vật cản không?

Và cuối cùng là xem xét yêu cầu về độ chính xác và phạm vi hoạt động. Bạn cần cảm biến có độ chính xác cao hay chỉ cần phát hiện sự hiện diện? Phạm vi hoạt động của cảm biến cần bao phủ bao nhiêu mét?

2. Lựa chọn loại cảm biến phù hợp

Sau khi đã xác định được nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn loại cảm biến phù hợp. Cảm biến hồng ngoại chủ động phù hợp cho các ứng dụng đo khoảng cách chính xác hoặc phát hiện vật cản. Còn cảm biến PIR thích hợp cho các ứng dụng phát hiện chuyển động, tiết kiệm năng lượng hơn và ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng môi trường.

3. Cân nhắc các yếu tố kỹ thuật

Khi lựa chọn cảm biến hồng ngoại, bạn cũng cần cân nhắc các yếu tố kỹ thuật như độ nhạy, góc quét, thời gian trễ và kết nối.

  • Độ nhạy của cảm biến quyết định khả năng phát hiện chuyển động hoặc vật thể ở khoảng cách xa hay gần.
  • Góc quét của cảm biến xác định vùng không gian mà cảm biến có thể phát hiện chuyển động.
  • Thời gian trễ là khoảng thời gian cảm biến tiếp tục phát tín hiệu sau khi không còn phát hiện chuyển động.
  • Kết nối của cảm biến có thể là có dây hoặc không dây (Wifi, Zigbee, Z-Wave)

4. Lựa chọn thương hiệu uy tín, đảm bảo chất lượng

Thương hiệu là yếu tố then chốt quyết định đến chất lượng, độ tin cậy, và tuổi thọ của cảm biến hồng ngoại. Lựa chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín sẽ mang đến cho bạn sự an tâm và trải nghiệm sử dụng tốt hơn. Một số thương hiệu cảm biến hồng ngoại nổi tiếng trên thị trường mà bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • FIBARO: FIBARO là thương hiệu hàng đầu thế giới về giải pháp nhà thông minh, nổi tiếng với các sản phẩm cảm biến hồng ngoại chất lượng cao, thiết kế tinh tế và hiệu suất ổn định. Cảm biến FIBARO được sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu, đảm bảo độ chính xác, độ bền và tính năng thông minh vượt trội.
  • Philips Hue: Philips Hue là thương hiệu nổi tiếng về giải pháp chiếu sáng thông minh, cung cấp các sản phẩm cảm biến chuyển động hồng ngoại chất lượng cao, dễ dàng tích hợp với hệ thống đèn thông minh Philips Hue, mang đến trải nghiệm chiếu sáng tiện nghi và hiện đại.
  • Aqara: Aqara là thương hiệu thuộc hệ sinh thái Xiaomi, cung cấp các sản phẩm cảm biến hồng ngoại giá rẻ, phù hợp với người dùng có ngân sách hạn chế. Cảm biến Aqara có thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, và có thể kết nối với các thiết bị thông minh khác trong hệ sinh thái Xiaomi.

Ngoài những thương hiệu kể trên, bạn có thể tham khảo thêm các thương hiệu khác như Bosch, Samsung SmartThings, Sonoff,…

Ứng dụng của cảm biến hồng ngoại

Cảm biến hồng ngoại là một công nghệ đa năng, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Các ứng dụng của cảm biến hồng ngoại có thể kể đến như:

  • Ứng dụng trong hệ thống an ninh
  • Ứng dụng trong điều khiển thiết bị
  • Ứng dụng trong đo lường
  • Ứng dụng trong công nghiệp
  • Ứng dụng trong nông nghiệp
  • Ứng dụng trong nông nghiệp

1. Ứng dụng trong hệ thống an ninh

Cảm biến chuyển động thường ứng dụng cảm biến hồng ngoại thụ động (PIR) thường được sử dụng trong các hệ thống báo động chống trộm. Khi phát hiện chuyển động bất thường, cảm biến sẽ kích hoạt báo động, gửi thông báo đến chủ sở hữu, hoặc kích hoạt các thiết bị an ninh khác như đèn chiếu sáng, camera giám sát.

2. Ứng dụng trong điều khiển thiết bị

Cảm biến hồng ngoại là thành phần không thể thiếu trong các thiết bị điều khiển từ xa, chẳng hạn như điều khiển tivi, điều hòa, quạt,… Nhờ cảm biến hồng ngoại, chúng ta có thể điều khiển thiết bị từ xa một cách tiện lợi, mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp.

3. Ứng dụng trong đo lường

Cảm biến hồng ngoại cũng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực đo lường, đặc biệt là đo nhiệt độ và khoảng cách. Nhiệt kế hồng ngoại được sử dụng phổ biến trong y tế để đo nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng và chính xác mà không cần tiếp xúc. Cảm biến khoảng cách hồng ngoại được sử dụng trong robot, xe tự hành, máy bay không người lái để tránh va chạm với vật cản.

4. Ứng dụng trong công nghiệp

Trong công nghiệp, cảm biến hồng ngoại đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát và điều khiển các quy trình sản xuất. Ví dụ, cảm biến hồng ngoại có thể được sử dụng để:

  • Kiểm tra chất lượng sản phẩm
  • Phát hiện lỗi sản phẩm
  • Đo lường nhiệt độ của máy móc
  • Điều khiển robot trong dây chuyền sản xuất

5. Ứng dụng trong nông nghiệp

Trong nông nghiệp, cảm biến hồng ngoại cũng được ứng dụng để:

  • Giám sát nhiệt độ và độ ẩm của đất
  • Phát hiện sâu bệnh hại cây trồng
  • Điều khiển hệ thống tưới tiêu tự động

6. Ứng dụng trong nhà thông minh

Cảm biến hồng ngoại được tích hợp cùng các thiết bị cảm biến thông minh khác là một phần không thể thiếu trong hệ thống nhà thông minh. Cảm biến chuyển động FIBARO, với độ chính xác cao và khả năng tích hợp linh hoạt, là giải pháp lý tưởng cho việc tự động hóa chiếu sáng, điều khiển nhiệt độ và nâng cao an ninh cho ngôi nhà thông minh.

Thương hiệu cung cấp thiết bị cảm biến hồng ngoại uy tín

Trên thị trường hiện nay, có nhiều thương hiệu cung cấp thiết bị cảm biến hồng ngoại, từ các thương hiệu phổ thông cho đến các thương hiệu cao cấp.

cảm biến khói và cảm biến chuyển động fibaro
Cảm biến khói và cảm biến chuyển động FIBARO sử dụng nguyên lý hoạt động của cảm biến hồng ngoại

Trong đó, FIBARO là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về giải pháp nhà thông minh, nổi tiếng với các sản phẩm cảm biến hồng ngoại chất lượng cao, được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu. Cảm biến chuyển động FIBARO tích hợp công nghệ hồng ngoại thụ động (PIR) với độ nhạy cao, phạm vi hoạt động rộng, và khả năng kết nối không dây ổn định, là giải pháp lý tưởng cho việc tự động hóa chiếu sáng, điều khiển thiết bị và nâng cao an ninh cho ngôi nhà thông minh.

Thiết bị tích hợp cảm biến hồng ngoại của FIBARO bao gồm:

  • Cảm biến khói FIBARO: FIBARO Smoke Sensor giúp phát hiện sớm khói, bảo vệ an toàn cho gia đình bạn.
  • Cảm biến chuyển động FIBARO: FIBARO Motion Sensor mang đến giải pháp tự động hóa chiếu sáng, điều khiển thiết bị và nâng cao an ninh.

Câu hỏi thường gặp về thiết bị cảm biến hồng ngoại

1. Cảm biến hồng ngoại có hoạt động trong bóng tối không?

Câu trả lời là có. Sensor cảm biến hồng ngoại hoạt động dựa trên việc phát hiện bức xạ hồng ngoại, mà mọi vật thể đều phát ra bức xạ này, bất kể điều kiện ánh sáng. Do đó, loại cảm biến này có thể hoạt động tốt cả trong bóng tối lẫn ban ngày.

2. Cảm biến hồng ngoại có phát hiện được vật thể không phát ra nhiệt không?

Điều này phụ thuộc vào loại sensor hồng ngoại. Cảm biến hồng ngoại thụ động (PIR) chỉ phát hiện được vật thể có nhiệt độ, như con người, động vật. Trong khi đó, cảm biến hồng ngoại chủ động có thể phát hiện được tất cả các vật thể, bất kể chúng có phát ra nhiệt hay không.

3. Phạm vi hoạt động của cảm biến hồng ngoại là bao xa?

Phạm vi hoạt động của cảm biến hồng ngoại phụ thuộc vào loại cảm biến, công suất phát, và độ nhạy của bộ thu. Sensor hồng ngoại sử dụng trong điều khiển từ xa thường có phạm vi hoạt động vài mét, trong khi cảm biến hồng ngoại sử dụng trong hệ thống an ninh có thể hoạt động trong phạm vi lên đến 20 mét hoặc hơn.

Cảm biến hồng ngoại, một công nghệ vô hình nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về cảm biến hồng ngoại, từ định nghĩa, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, cho đến những lợi ích và ứng dụng đa dạng của nó.

Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sensor cảm biến hồng ngoại và những ứng dụng tiềm năng của nó.

Nguồn tham khảo

  1. Infrared sensor – IR sensor | Sensor division knowledge. (n.d.). https://www.infratec-infrared.com/sensor-division/service-support/glossary/infrared-sensor/
  2. Macfos. (n.d.). IR sensor Working Principle and Applications | Robu.in. Robu.in | Indian Online Store | RC Hobby | Robotics. https://robu.in/ir-sensor-working/
  3. Robocraze. (2022, July 9). PIR Sensor working principle. Robocraze. https://robocraze.com/blogs/post/pir-sensor-working-principle

Last Updated on 28/06/2024 1:27 sáng by

5/5 (2 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *