Hệ thống chiếu sáng thông minh là một trong những hệ thống thiết bị điện được ứng dụng phổ biến trong những ngôi nhà hoặc công trình hiện đại. Khác với các hệ thống chiếu sáng thông thường chỉ có chức năng bật/tắt cơ bản, chiếu sáng thông minh mang đến sự tiện lợi trong quá trình sử dụng bởi khả năng tuỳ biến ánh sáng theo sở thích cá nhân. Vậy cụ thể Chiếu sáng thông minh là gì? Và những lợi ích, ứng dụng mà hệ thống đèn thông minh này mang lại đối với trải nghiệm trong căn nhà của chúng ta ra sao, hãy cùng FIBARO tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Chiếu sáng thông minh là gì?
Chiếu sáng thông minh là hệ thống đèn cho phép người dùng điều khiển, quản lý và thiết lập các kịch bạn chiếu sáng cho các thiết bị như: bóng đèn, công tắc, dimmer,… bằng smartphone hoặc giọng nói.
Nguồn tham khảo: Lighting control system – Wikipedia
Nhờ hệ thống này, các thiết bị chiếu sáng trong ngôi nhà đều sẽ được tuỳ biến một cách dễ dàng. Ví dụ hệ thống chiếu sáng thông minh có thể giúp bạn thực hiện các thao tác như: điều chỉnh độ sáng, bật/tắt đèn tự động, điều khiển đèn bằng giọng nói,… mang đến sự tiện lợi, giúp tiết kiệm điện năng và nâng cao trải nghiệm sống trong không gian nhà ở.
Những lợi ích nổi bật của hệ thống chiếu sáng thông minh
Hệ thông chiếu sáng thông minh mang lại những lợi ích nổi bật như: giảm thiểu các thao tác bật/tắt đèn thủ công bằng công tắc đem đến sự tiện lợi, tiết kiệm điện năng hiệu quả và giúp tăng hệ thống an ninh cho ngôi nhà của bạn.
1. Tự động hoá thao tác bật/tắt đèn
Hệ thống đèn thông minh được trang chức năng thiết lập lịch hẹn bật/tắt đèn giúp việc bật/tắt đèn của bạn trở nên được tự động hoá mà không cần phải thực hiện bằng các thao tác công xưa cũ. Nếu bạn là một người thường xuyên ra khỏi phòng hay ra khỏi nhà mà quên tắt các thiết bị đèn dẫn đến lãng phí điện năng thì với hệ thống đèn thông minh, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa.
Ngoài ra, đối với các các giải pháp chiếu sáng thông minh tiên tiến hơn sẽ được tích hợp các loại cảm biến như cảm biến chuyển động hay cảm biến ánh sáng giúp nhận diện môi trường xung quanh để bật/tắt đèn tự động.
2. Tiết kiệm điện năng hiệu quả
Như đã đề cập, bên trong hệ thống chiếu sáng thông minh sẽ được tích hợp các cảm biến giúp tự động bật/tắt đèn. Nhờ những loại cảm biến này, đèn sẽ tự động tắt khi không có người sử dụng hoặc khi nhận đủ lượng ánh sáng tự nhiên vào cảm biến. Vì vậy hệ thống đèn sẽ chỉ được sử dụng chỉ khi cần thiết, tránh gây lãng phí điện.
Bên cạnh đó, khi sử dụng đèn, không phải lúc nào bạn cũng cần mở hết công suất. Vì vậy đèn thông minh cũng được trang bị thêm khả năng điều chỉnh mức sáng, cho phép bạn tuỳ chỉnh cường độ và công suất sáng một cách linh hoạt, góp phần hạn chế lãng phí điện.
3. Tăng cường hệ thống an ninh cho ngôi nhà
Chiếu sáng thông minh cũng có chức năng giúp gia tăng hệ thống an ninh chủ động cho ngôi nhà của bạn. Bằng cách kết nối với cảm biến chuyển động, đèn chiếu sáng sẽ tự động bật lên khi phát hiện các chuyển động bất thường trong vùng bảo vệ. Khi đó, ánh sáng bất ngờ có thể làm giật mình, khiến kẻ xấu bỏ đi.
Hệ thống này đồng thời cũng có thể tích hợp thêm nhiều thiết bị khác như: camera an ninh, còi hú báo động cũng góp phần giúp chủ nhà tăng cường an ninh và nhanh chóng phát hiện kẻ xâm nhập.
4. Nâng tầm trải nghiệm không gian sống trong nhà ở
Hệ thống chiếu sáng thông minh sẽ giúp bạn tạo các thiết lập ngữ cảnh chiếu sáng theo từng không gian như: phòng khách, phòng ngủ, phòng karaoke, sân vườn,… sao cho phù hợp nhất với từng mục đích của không gian đó, tạo ra một trải nghiệm nhà ở đẳng cấp và tiện lợi.
Ví dụ: Khi có khách tới nhà, bạn chỉ cận ra lệnh bằng giọng nói: “Bật ngữ cảnh tiếp khách”, công tắc đèn phòng khách sẽ tự động bật đèn trần, cùng hệ thống đèn trang trí ngã về màu vàng, tạo ra một không gian tiếp khách ấm cúng và thân mật.
Các tính năng của hệ thống chiếu sáng thông minh
Một số ứng dụng phổ biến của hệ thống chiếu sáng nhà thông minh có thể kể đến như điều khiển chiếu sáng bằng Smartphone hoặc giọng nói, bật/tắt đèn tự động khi có người, lên lịch bật/tắt đèn, tuỳ chỉnh chiếu sáng theo ngữ cảnh.
1. Điều khiển chiếu sáng bằng smartphone
Bạn hoàn toàn có thể thay đổi trạng thái bật/tắt của đèn, độ sáng hay màu sắc dù là ở bất cứ đâu chỉ với vài phím chạm ngay trên điện thoại thông minh của mình mà không cần phải tới lui giữa các phòng như lúc trước. Đối với những ngôi nhà có nhiều tầng, nhiều phòng thì đây sẽ là một ứng dụng rất hữu ích.
Đồng thời, bạn cũng có thể thực hiện thao tác tăng/ giảm cường độ sáng, tuỳ chỉnh màu sắc ánh sáng theo sở thích cá nhân một ngay trên chiếc smartphone của mình một cách nhanh chóng và tiện lợi.
2. Điều khiển chiếu sáng bằng giọng nói
Ngoài thao tác trên điện thoại thông minh, bạn cũng có khả năng điều khiển đèn bằng giọng nói. Hệ thống chiếu sáng được kết hợp với loa thông minh, cho phép thu lệnh từ giọng nói và điều khiển đèn theo ý muốn của bạn.
Ví dụ chỉ cần một câu lệnh đơn giản: “Mở đèn phòng khách”, hệ thống sẽ ngay lập tức bật đèn giúp bạn mà bạn không phải tốn công di chuyển.
Như vậy với ứng dụng này, bạn vẫn có thể điều khiển đèn trong nhà ngay cả khi bận rộn (trong lúc nấu ăn, dọn dẹp, chăm sóc người thân…) hoặc khi bạn ngại phải di chuyển.
3. Bật/tắt đèn tự động khi có người
Khi phát hiện các chuyển động của con người trong khu vực cảm biến, đèn sẽ tự động bật để làm sáng không gian. Ngược lại, khi bạn rời khỏi phòng, cảm biến chuyển động sẽ truyền tín hiệu để hệ thống đèn tự động tắt đèn.
Bạn có thể trang bị hệ thống đèn thông minh gắn cảm biến chuyển động này có khu vực như: hành lang, nhà vệ sinh, phòng chứa đồ hay tủ quần áo,… Giúp tối hoá sự tiện nghi và giảm điện năng tiêu thụ.
4. Lên lịch bật/tắt đèn
Hẹn giờ bật/tắt đèn là một tính năng hữu ích được tích hợp trong hầu hết các hệ thống chiếu sáng thông minh. Thay vì phải bật tắt thủ công, mọi thứ được thực hiện một cách tự động, theo đúng lịch trình bạn đặt ra. Bằng cách sử dụng ứng dụng trên điện thoại thông minh, bạn có thể điều khiển từ xa, lên lịch và hẹn giờ để bật/tắt đèn, điều chỉnh cường độ sáng và màu sắc đèn led theo sở thích của mình.
Ví dụ: Bạn hẹn lịch cho đèn sân vườn tự động sáng lên lúc chiều tối và tắt lúc đêm khuya. Hoặc hèn phòng ngủ bật trước giờ ngủ, chuẩn bị không gian giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
5. Tuỳ chỉnh chiếu sáng theo ngữ cảnh
Thay vì chỉ có lựa chọn chiếu sáng hết công suất, hệ thống đèn thông minh cho phép bạn tinh chỉnh chi tiết độ sáng, màu sắc cho mỗi khu vực và theo từng nhu cầu cụ thể. Tương tự như cách hẹn lịch bật/tắt đèn, bạn chỉ cần truy cập vào ứng dụng điều khiển chiếu sáng trên điện thoại và thiết lập cho mình ngữ cảnh chiếu sáng mà mình yêu thích.
Một số ngữ cảnh ánh sáng gợi ý trong hệ thống chiếu sáng thông minh như: Ánh sáng vàng trắng để đọc sách, ánh sáng vàng ấm áp khi thư giãn, kịch bản ánh sáng đầy màu sắc khi tổ chức tiệc hoặc xem phim,…
Các thiết bị trong hệ thống chiếu sáng thông minh
Một hệ thống chiếu sáng thông minh được xây dựng từ 3 thiết bị cốt lõi là bộ điều khiển trung tâm, cảm biến thông minh, đèn thông minh cùng các thiết bị khác.
1. Bộ điều khiển trung tâm
Được ví như bộ não của hệ thống, bộ điều khiển trung tâm có vai trò then chốt trong việc xử lý thông tin từ các cảm biến và tiếp nhận lệnh được điều khiển từ người dùng thông qua ứng dụng trên điện thoại hoặc giọng nói.
Thiết bị này không chỉ kết nối và điều khiển các thiết bị chiếu sáng thông qua các kết nối không dây ổn định và bảo mật, mà còn lưu trữ và thực thi các ngữ cảnh hoặc kịch bản smarthome được cá nhân hóa theo nhu cầu của từng gia đình.
2. Cảm biến thông minh
Cảm biến thông minh đóng vai trò như các giác quan, thu thập dữ liệu từ môi trường xung quanh, đóng vai trò như “mắt thần” của hệ thống, thường sẽ bao gồm:
- Cảm biến chuyển động: Phát hiện sự chuyển động của người hoặc vật nuôi, tự động kích hoạt đèn chiếu sáng khi cần thiết, tăng cường an ninh và tiết kiệm năng lượng.
- Cảm biến ánh sáng: Đo lường cường độ ánh sáng môi trường, tự động điều chỉnh độ sáng của đèn để tạo bầu không khí phù hợp và tối ưu hóa mức tiêu thụ điện.
- Cảm biến cửa: Phát hiện trạng thái đóng/mở của cửa, kết hợp với cảm biến chuyển động để bật đèn khi cửa mở và có người vào phòng, mang lại sự tiện lợi và an toàn.
Ngoài ra, hệ thống chiếu sáng thông minh sẽ được trang bị các loại cảm biến khác, tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng, ví dụ như: cảm biến cửa (có khả năng tự động bật đèn khi có người mở cửa), cảm
3. Đèn thông minh
Đèn thông minh là những loại đèn có khả năng tiết kiệm năng lượng bằng cách cho phép điều chỉnh được độ sáng, nhiệt độ màu và màu sắc.
Những loại đèn này có thể tích hợp sẵn công nghệ kết nối không dây như Wi-Fi, Zigbee,…
4. Các thiết bị điện khác
Để nâng cao sự tiện nghi và tính cá nhân hóa, bạn có thể tích hợp thêm Công tắc thông minh để thay thế các công tắc truyền thống, cho phép điều khiển đèn thông qua mạng không dây; Loa thông minh dùng giọng nói ra lệnh cho hệ thống chiếu sáng;…
Những tiêu chí cần xác định trước khi lắp đặt
Để có được hệ thống chiếu sáng thông minh ưng ý, phù hợp với không gian sống và nhu cầu sử dụng, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng các tiêu chí sau đây trước khi tiến hành lắp đặt.
1. Xác định nhu cầu sử dụng
Mỗi không gian trong ngôi nhà của bạn có những yêu cầu về ánh sáng khác nhau. Để lựa chọn hệ thống chiếu sáng thông minh phù hợp nhất, hãy xác định mục tiêu ưu tiên của bạn:
- Nếu bạn muốn giảm thiểu chi phí điện năng, hãy ưu tiên các bóng đèn LED thông minh kết hợp với cảm biến ánh sáng tự động. Hệ thống này sẽ tự động điều chỉnh cường độ ánh sáng dựa trên điều kiện môi trường, giúp bạn tiết kiệm điện năng mà không ảnh hưởng đến trải nghiệm ánh sáng.
- Nếu bạn muốn tạo không gian sống của mình đa dạng sắc màu hãy lựa chọn hệ thống chiếu sáng thông minh có tính năng đổi màu đèn linh hoạt và điều chỉnh ánh sáng theo ngữ cảnh. Bạn có thể tùy chỉnh ánh sáng theo tâm trạng, hoạt động, hoặc thậm chí theo thời gian trong ngày.
- Trong trường hợp bạn có nhu cầu nâng cao an ninh cho ngôi nhà của mình, bạn có thể sử dụng hệ thống chiếu sáng có gắn cảm biến chuyển động để phát hiện những dấu hiệu xâm nhập trái phép.
2. Lựa chọn thương hiệu uy tín
Chất lượng và độ tin cậy của hệ thống chiếu sáng thông minh phụ thuộc lớn vào thương hiệu bạn chọn. Một thương hiệu uy tín sẽ bao gồm các tiêu chí như:
- Sản phẩm đa dạng, đáp ứng các nhu cầu chiếu sáng khác nhau của từng không gian.
- Ứng dụng các công nghệ mới nhất về điều khiển, tiết kiệm năng lượng, kết nối không dây.
- Dịch vụ hậu mãi tốt, hỗ trợ kỹ thuật và bảo hành, giúp bạn yên tâm sử dụng lâu dài.
Trong vô vàn các thương hiệu chiếu sáng thông minh trên thị trường hiện nay, FIBARO tự hào là một trong số các thương hiệu uy tín cung cấp sản phẩm, giải pháp chiếu sáng thông minh nổi tiếng tại Việt Nam. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm, giải pháp khác liên quan đến nhà thông minh với thương hiệu và uy tín lâu năm trên thị trường đạt chuẩn đẳng cấp châu Âu.
3. Xác định ngân sách
Chi phí đầu tư cho một hệ thống chiếu sáng thông minh có thể dao động đáng kể, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô không gian, số lượng thiết bị và công nghệ lựa chọn. Việc xác định một ngân sách rõ ràng ngay từ đầu sẽ giúp bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp với bản thân trong phạm vi ngân sách cho phép.
Bạn nên tìm hiểu kỹ về báo giá thiết bị, chi phí lắp đặt và dự trù chi phí bảo trí để lập kế hoạch tài chính chi tiết, tránh những phát sinh ngoài ý muốn.
Chiếu sáng thông minh không chỉ là một xu hướng mà đang dần trở thành tiêu chuẩn mới cho nhà ở hiện đại. Từ tiện lợi, tiết kiệm năng lượng đến khả năng cá nhân hoá không gian sống, hệ thống chiếu sáng thông minh mang đến những cải thiện rõ rệt cho trải nghiệm sống trong nhà ở thông minh.
Nếu bạn cũng có mong muốn trang bị cho không gian nhà ở của mình một hệ thống chiếu sáng thông minh và hiện đại, FIBARO Việt Nam sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo mà bạn có thể tìm đến. Chúng tôi với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Smarthome nói chung và các thiết bị chiếu sáng thông minh nói riêng sẽ đem đến cho bạn những sản phẩm và giải pháp chiếu sáng một cách tốt nhất cùng giá thành hợp lý. Liên hệ ngay với chúng tôi thông qua Hotline 0913 699 545 hoặc Email: xuantuat.vu@kimsontien.com để nhận được sự tư vấn.
Giải đáp những thắc mắc liên quan đến chiếu sáng thông minh
Last Updated on 11/05/2024 9:21 sáng by