Z-wave là gì? Ứng dụng và lợi ích trong nhà thông minh

Ngày Đăng  

05/09/2023

    Thời Gian  

4:56 sáng

    Người Đăng  

Ms. Huyen

Z-Wave là công nghệ mạng không dây chuyên dụng dành các giải pháp liên quan đến kết nối tự động hoá trong nhà thông minh. Trong bài viết này, FIBARO Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu được Z-wave là gì? Và vì sao nó lại giúp đem đến sự tiện nghi, tiết kiệman toàn cho ngôi nhà của bạn.

Z-Wave là gì?

Z-Wave là một giao thức mạng không dây hoạt động trên dải tần số thấp (khoảng 900MHz), được thiết kế riêng cho các ứng dụng tự động hóa trong nhà ở và tòa nhà. Công nghệ này cho phép điều khiển không dây các thiết bị nhà thông minh như đèn thông minh, hệ thống an ninh, bộ điều chỉnh nhiệt, cảm biến, khóa cửa thông minh và cửa gara mở. 

Nguồn tham khảo: Z-Wave – Wikipedia

Z-Wave là gì?
Z-Wave là gì?

Ưu điểm của Z-Wave

Công nghệ Z-Wave mang lại rất nhiều những lợi ích thiết thực giúp nâng cao trải nghiệm nhà thông minh.

  • Giúp tiết kiệm năng lượng: Các thiết bị như cảm biến, bộ điều khiển tích hợp giao thức Z-Wave thường có mức sử dụng và tiêu hao năng lượng cực kỳ thấp. Cảm biến sử dụng giao thức này có thể hoạt động hàng tháng liên tục hoặc thậm chí là cả năm mà không phải thay pin.
  • Phạm vi hoạt động rộng (mạng lưới mesh): Vì các thiết bị Z-Wave đóng vai trò là trạm lặp nên tín hiệu có khả năng vượt qua các vật cản như tường, vách ngăn dễ dàng. Phạm vi mở rộng đáng kể này so với các phương thức kết nối trực tiếp sẽ phù hợp cho nhà nhiều tầng hoặc diện tích rộng lớn.
  • Quá trình hoạt động liền mạch, ổn định: Mạng lưới Z-Wave có khả năng tự định tuyến. Nếu một thiết bị gặp lỗi, hệ thống sẽ tự động tìm đường dẫn khác để duy trì sự ổn định cho các thiết bị còn lại.
  • Tính bảo mật cao: Bảo mật Z-Wave tích hợp chuẩn mã hóa AES-128, tăng cường bảo mật dữ liệu và chống lại các dạng tấn công mạng. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tính riêng tư trong ngôi nhà thông minh của mình.
Ưu điểm của Z-Wave
Ưu điểm của Z-Wave

Nhược điểm của Z-Wave

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, Z-Wave cũng tồn tại một số ưu điểm nhất định mà bạn cần phải lưu ý như sau:

  • Tốc độ truyền tải dữ liệu chậm hơn Wifi: Về bản chất, Z-Wave hướng đến các tác vụ như điều khiển, bật/tắt thiết bị là chính. Vì vậy, tốc độ truyền tải của giao thức này không cao bằng Wifi – vốn xử lý tốt các dữ liệu lớn như hình ảnh, video.
  • Yêu cầu phải có bộ điều khiển trung tâm: Để vận hành mạng lưới Z-Wave hoạt động ổn định và kết nối được với tất cả các thiết bị, bạn cần một thiết bị điều khiển trung tâm hay còn gọi là Hub. Mức giá của các loại Hub Z-Wave sẽ có nhiều loại giao động từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. 
  • Giá thành thiết bị có thể cao hơn: Các thiết bị Z-Wave có công nghệ cao, chất lượng và độ tin cậy, do đó giá thành có thể cao hơn một số giải pháp sử dụng sóng Wifi phổ biến. Tuy nhiên, xét về tính ổn định, tiết kiệm năng lượng lâu dài, đây là khoản đầu tư hợp lý.

So sánh Z-Wave với các công nghệ khác

Mỗi giao thức mạng không dây đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vì vậy việc lựa chọn giải pháp tối ưu sẽ phải phụ thuộc vào nhu cầu, điều kiện cụ thể của người người sử dụng. Bạn có thể tham khảo bảng so sánh Z-Wave với Wifi và Zigbee để hiểu rõ hơn về sự khác biệt của 3 giao thức kết nối phổ biến này.

Tiêu chí

Z-Wave Wifi

Zigbee

Tốc độ truyền tải dữ liệu Chậm Nhanh Chậm
Phạm vi phủ sóng Rộng (mạng lưới) Hạn chế, cần bộ mở rộng Rộng (mạng lưới)
Độ ổn định Cao Kém hơn Z-Wave Cao
Tiết kiệm năng lượng Rất tốt Kém Rất tốt
Bảo mật An toàn Tùy thuộc An toàn
Giá thành thiết bị Có thể cao hơn Phổ biến Tương đương Z-Wave

>>> So sánh chi tiết giữa: Z-Wave và Zigbee

Ứng dụng của Z-Wave trong nhà thông minh

Z-Wave đặc biệt được ứng dụng phổ biến trong hệ thống nhà thông minh bởi các ưu điểm vượt trội, một số ứng dụng phổ biến của Z-Wave trong nhà thông minh có thể kể đến như:

  • Hệ thống chiếu sáng thông minh giúp tự động bật/tắt đèn, điều chỉnh độ sáng, hẹn giờ tiết kiệm điện. Tất cả hệ thống đèn đều sẽ được điều khiển dễ dàng từ xa mà không cần phải tới từng phòng để tắt đèn.
  • Điều khiển thiết bị điện tử từ xa như tivi, máy lạnh, quạt,… nhờ được kết nối Z-Wave. Hơn thế nữa, các thiết bị này có thể được đưa vào các ngữ cảnh tự động (Ví dụ: tự bật máy lạnh khi nhiệt độ trong phòng đạt ngưỡng nhất định).
  • Z-Wave cũng là trợ thủ đắc lực cho các thiết bị an ninh như cảm biến chống trộm, cảm biến báo khói, cảm biến phát hiện rò rỉ nước,… Khi phát hiện bất thường, hệ thống sẽ gửi thông báo đến điện thoại của bạn kịp thời.
  • Z-Wave kết hợp với cảm biến nhiệt độ, rèm cửa thông minh Z-wave sẽ tự động đóng mở theo giờ, theo thời tiết để tiết kiệm điện, mang lại sự thoải mái tối đa.

Các thiết bị ứng dụng công nghệ Z-Wave

Các thiết bị Z-Wave điển hình:

  • Công tắc thông minh Z-Wave
  • Cảm biến Z-Wave:
    • Cảm biến cửa: 
    • Cảm biến chuyển động
    • Cảm biến nhiệt độ
  • Ổ cắm thông minh
  • Khoá cửa thông minh

>>Các sản phẩm ứng dụng công nghệ Z-Wave: Sản Phẩm FIBARO Việt Nam

Các sản phẩm của FIBARO ứng dụng công nghệ Z-Wave
Các sản phẩm của FIBARO ứng dụng công nghệ Z-Wave

Các thiết bị Z-Wave có dễ sử dụng hay không?

Dù mang những tính năng hiện đại, việc lắp đặt các thiết bị cơ bản không đòi hỏi chuyên môn cao.  Sau khi có bộ điều khiển trung tâm (Hub), người dùng có thể thêm các thiết bị Z-Wave tương thích, thực hiện một số bước thiết lập đơn giản theo hướng dẫn, và bắt đầu sử dụng ngay.

Ngoài ra Z-Wave có hệ thống mở rộng và linh hoạt, có thể hoạt động và điều khiển giữa các thiết bị của nhiều thương hiệu khác nhau. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể an tâm trong việc kết nối thêm nhiều thiết bị khác sau này.

Kết luận

Z-Wave là giao thức không dây được phát triển riêng cho lĩnh vực nhà thông minh, mang đến những ưu điểm vượt trội cho các thiết bị Smart Home như tiết kiệm năng lượng, kéo dài tuổi thọ thiết bị, phạm vi hoạt động rộng, tính bảo mật cao, thiết lập đơn gian,…

FIBARO là chuyên gia trong lĩnh vực nhà thông minh, chuyên cung cấp các giải pháp tích hợp Z-Wave chất lượng. Hãy liên với chúng tôi thông qua Hotline: 0913 699 545 hoặc Email: xuantuat.vu@kimsontien.com để nhận được sự tư vấn về sản phẩm và giải pháp lắp đặt nhà thông minh hiện đại, công nghệ cao và đẳng cấp.

Giải đáp những thắc mắc liên quan đến Z-Wave

  • Cần những thiết bị gì để lắp hệ thống Z-Wave?
    Trả lời: Thành phần thiết yếu bao gồm: Bộ điều khiển trung tâm Z-Wave (Hub) và các thiết bị tương thích (công tắc, cảm biến, ổ cắm thông minh,...).
  • Z-Wave hoạt động như thế nào?
    Trả lời: Z-Wave dùng sóng vô tuyến tần số thấp, tạo mạng lưới (mesh): tín hiệu có thể "nhảy" qua các thiết bị, gia tăng phạm vi phủ sóng và độ tin cậy.
  • Z-Wave có an toàn cho sức khỏe không?
    Trả lời: Z-Wave hoàn toàn an toàn cho người dùng. Vì Z-Wave sử dụng công suất thấp nên không gây hại cho sức khỏe con người.
  • Z-Wave có hoạt động với trợ lý ảo (Amazon Alexa, Google Assistant,...) không?
    Trả lời: Có. Phần lớn các thiết bị và bộ điều khiển Z-Wave đều tương thích với trợ lý ảo phổ biến. Điều này cho phép bạn ra lệnh bằng giọng nói để điều khiển đèn, bật tắt công tắc,... trong hệ thống Z-Wave.
  • Tần số hoạt động của Z-Wave có gây nhiễu các thiết bị khác?
    Trả lời: Không. Z-Wave hoạt động ở tần số thấp (khoảng 900MHz), hạn chế tối đa hiện tượng xung đột hay nhiễu sóng với các thiết bị điện tử thông dụng trong nhà.

Last Updated on 13/04/2024 10:50 sáng by

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *